Hiệp hội Dừa Châu Á Thái Bình Dương (APCC)

Theo số liệu của FAO (2011), thế giới có khoảng 11,86 triệu ha đất canh tác dừa. Cây dừa phân bố khá rộng khắp ở khu vực nhiệt đới và cận xích đạo, trải dài từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu. Tuy nhiên, cây dừa tập trung nhiều nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Cây dừa được phân bố nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á (60,89%); kế đó là vùng Nam Á (19,74%); vùng Châu Đại Dương (4,6%). Sau đó  là vùng Châu Mỹ La Tinh, mà chủ yếu là Brazil (2,79%). Các đảo quốc ở vùng biển Caribbean đóng  góp 0,97%;  và Trung Quốc, mà chủ yếu là đảo Hải Nam, chiếm  tỷ trọng 0,24%. Các vùng còn lại đóng góp 10,75% diện tích dừa thế giới.

Các quốc gia có diện tích canh tác dừa lớn nhất, vượt hơn 1 triệu ha là Philippines (28,7%); Indonesia (27,2%); Ấn Độ (16%). Chỉ riêng ba quốc gia này đã đóng góp gần ¾ tổng diện tích dừa thế giới  (71,9%). Các nước trồng dừa quan trọng khác có diện tích dừa ít hơn 1 triệu ha là Sri Lanka  (3,3%), Brazil (2,4%); Thái Lan  (2,0%); Papua New Guinea (1,8%); và Malaysia (1,4%). Các nước còn lại đều có diện tích dừa không quá 1% diện tích dừa thế giới, như: Trung Quốc, Ivory Coast, Kenya, Madagascar, Mexico, Oman, Papua New Guinea, Tanzania, Việt Nam, Thái Lan, Vanuatu…

Ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có diện tích dừa đáng kể là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Ở khu vực Nam Á, hai quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Ấn Độ và SriLanka. Ở Châu Đại Dương mà chủ yếu là các đảo quốc và các vùng lãnh thổ là đảo nổi, hai nơi trồng dừa nhiều nhất là Papua New Guinea và Vanuatu. Ở Châu Mỹ La Tinh, quốc gia trồng nhiều dừa nhất là Brazil. Đây cũng là 10 quốc gia có diện tích dừa lớn nhất thế giới. Các quốc gia và lãnh thổ còn lại đóng góp 15,4% diện tích dừa thế giới. 

cây dừa trên vùng nhiệt đới

Xét về sản lượng, khu vực Đông Nam Á có năng suất cao hơn trung bình chung thế giới, đóng góp 66% sản lượng so với 60,89% diện tích. Khu vực Nam Á có năng suất trái tương đương trung bình chung thế giới, đóng góp 20% sản lượng so với 19,74% diện tích. Các vùng địa lý còn lại đều có năng suất thấp hơn năng suất trung bình chung thế giới. Ba quốc gia có diện tích dừa lớn nhất là Philippines, Indonesia và Ấn Độ tạo ra đến 76,8% tổng sản lượng dừa thế giới.Như vậy, có thể khẳng định vai trò hết sức quan trọng của các vùng Đông Nam Á, Nam Á và Châu Đại Dương đối với việc duy trì và phát triển bền vững ngành dừa thế giới. Đây là những vùng dừa tập trung với quy mô canh tác lớn, với truyền thống canh tác và chế biến các sản phẩm dừa từ rất lâu đời. Các quốc gia chiếm ưu thế lớn trong sản xuất, chế biến và cung cấp các sản phẩm dừa cho thị trường thế giới cũng tập trung nhiều ở các vùng này, nhất là Đông Nam Á và Nam Á. 

Hiệp hội Dừa Châu Á Thái Bình Dương (APCC) là một tổ chức phi chính phủ, có các thành viên là các nước trong khu vực có hoạt động liên quan đến ngành dừa. Theo các điều khoản của Hiệp ước thành lập APCC và quyết định của Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 47 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, Chính phủ của quần đảo Solomon giữ chức Chủ Tịch của APCC trong năm 2011. Ngài Elijah Doro Muala – Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp, Lao động và Nhập cư thuộc quần đảo Solomon là Chủ tịch của APCC năm 2011. Việt Nam giữ chức Phó chủ tịch trong năm 2011. Do đó, ông Đỗ Ngọc Khải- Tổng giám đốc của Tổng Công ty Công Nghiệp Dầu Thực  Vật Việt Nam (VOCARIMEX) là Phó chủ tịch APCC trong năm 2011 và Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 49 sẽ được tổ chức tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, Tổng Công ty Công Nghiệp Dầu Thực  Vật Việt Nam (VOCARIMEX), cơ quan đại diện của Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp Hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC ). Chính phủ Việt Nam đã bổ nhiệm ông Nguyễn Như Hiệp - Phó Tổng Giám đốc VOCARIMEX  làm NLO mới của Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình dương, kể từ ngày 11/03/2011, thay cho ông Nguyễn Hữu Ninh - Giám đốc của một trong những công ty liên hiệp của VOCARIMEX, Việt Nam.

Tại Hội nghị Cocotech lần thứ 45 của APCC với chủ đề "Sự tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững của ngành dừa" được tổ chức từ ngày 02- 06/7/2012 tại Khách sạn Taj Gateway ở Kochi - Ấn Độ, các nước thành viên của APCC đã đề nghịHội nghị cấp Bộ trưởng của APCC xem xét và đánh giá lại khả năng đẩy mạnh APCC thành một tổ chức đa chính phủ.

Hiệp hội Dừa Châu Á Thái Bình Dương (APCC), có các hoạt động chính, như:

1. Hội nghị Cocotech của APCC - Sự kiện dừa của năm

Hội nghị Cocotech là hội nghị lâu dài về công nghệ dừa của APCC. Hội nghị này được tổ chức 02 năm 01 lần nhằm tập hợp các nhà phát triển dừa, nhà nghiên cứu, nông dân trồng dừa, nhà chế biến, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các nhà hoạch định chính sách của chính phủ tại các nước thành viên của APCC. Đây là cơ hội để trao đổi ý tưởng về những công nghệ mới, quá trình chế biến, sản phẩm, xu hướng thị trường và các khía cạnh, có liên quan đến ngành dừa. Hội nghị Cocotech cũng mở rộng cho nhiều người dân từ các nước trồng dừa và các ngành dừa tư nhân trên khắp thế giới. Hoạt động chínhcủa các Hội nghị Cocotech trong thời gian gần đây, như sau:

- Hội nghị Cocotech của APCC lần thứ 43: được tổ chức ở Manado, Indonesia từ ngày 4 đến ngày 8/8/2008. Hội nghị tập trung thảo luận về chủ đề: ”Tiếp cận hội nhập trong chế biến các sản phẩm từ dừa/ sản phẩm phụ từ dừa và triển vọng thị trường”. Tại lễ hội dừa 2008, có trưng bày các sản phẩm mới, đa dạng từ dừa của các quốc gia thành viên Hiệp hội dừa Châu Á -Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Cũng tại lễ hội dừa, người mua và người bán có dịp gặp gỡ, giao lưu, thảo luận và trao đổi mua bán các sản phẩm từ dừa và công nghệ chế biến các sản phẩm từ dừa.

- Hội nghị COOTECH lần thứ 44: diễn ra từ ngày 5 đến ngày 9/7/2010, tại Khách sạn Imperial Boat House Resort & Spa ở đảo Samui (Thái Lan) với chủ đề: “Phát triển công nghệ mới cho một nền kỹ nghệ dừa mang tính cạnh tranh và bền vững”. Trong khuôn khổ Hội nghị COOTECH lần thứ 44, còn có Lễ hội Dừa và Chương trình tham quan một số mô hình trang trại, một số nhà máy chế biến dừa  tại Thái Lan. Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Thanh, cho biết: “Trong Hội nghị COOTECH lần này, Hiệp hội Dừa Việt Nam sẽ giới thiệu mục đích ra đời của Hiệp hội Dừa Việt Nam, để cho bạn bè trên thế giới biết về thế mạnh của ngành sản xuất dừa ở Việt Nam. Đồng thời phối hợp với VOCARIMEX, các tổ chức, các công ty, các hiệp hội có liên quan đến ngành dừa trong nước để đề xuất ý kiến mời thành viên các nước tham gia giao lưu văn hóa, giới thiệu những sản phẩm, máy móc thiết bị phục vụ ngành dừa tại Việt Nam trong năm 2011”.

- Hội nghị Cocotech lần thứ 45: với chủ đề "Sự tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững của ngành dừa" được tổ chức từ ngày 02 đến ngày 06/7/2012 tại Khách sạn Taj Gateway ở Kochi, Ấn Độ. Hội nghị mở rộng sự tham gia cho tất cả cộng đồng. Tất cả các thành viên tham gia để cùng chia sẻ những phát triển mới nhất về công nghệ chế biến dừa, máy móc và thiết bị chế biến dừa mới, và cùng thảo luận những vấn đề có liên quan đến nền công nghiệp dừa trong thời gian gần đây như chiến lược xúc tiến thị trường của các sản phẩm từ dừa trên thị trường thế giới. Chính sách và những đề xuất về kỹ thuật cũng sẽ được thảo luận và sẽ được đưa vào thông qua tại Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC sắp tới. Có khoảng 180 đại biểu từ các nước thành viên của APCC và nhiều nước trồng và nhập khẩu dừa trên thế giới tham gia Hội nghị. Ngoài ra, nhiều nhà khoa học, chuyên gia về dừa, nhà sản xuất sản phẩm dừa, doanh nghiệp, nhà xuất khẩu cùng nhiều đại diện khác từ các ngành dừa tư nhân cũng tham gia Hội nghị kỹ thuật dừa năm 2012.


2. Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC được tổ chức hàng năm

Các nước thành viên Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương thoả thuận sẽ tổ chức họp mỗi năm một lần, vào tuần cuối cùng của tháng 11 hoặc vào tuần đầu tiên của tháng 12 vào mỗi năm. Hội nghị sẽ thảo luận những báo cáo của các đại biểu đến từ các nước thành viên APCC, kể cả những báo cáo của các quan sát viên, để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về những vấn đề liên quan tới chính sách phát triển nền công nghiệp dừa, các chương trình tăng năng suất, các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường, giá cả các sản phẩm dừa, áp dụng công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm dừa và những vấn đề có liên quan khác. Ngoài ra, Hội nghị cũng thảo luận về chính sách, quản lý, chương trình phát triển nền công nghiệp dừa quốc gia của Cộng đồng dừa cũng như những thành tựu và dự án hoạt động của Ban Thư ký APCC. Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC những năm gần đây, có các hoạt động chính như sau:

 - Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 35,vào năm 1998 tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2/9 là ngày dừa hàng năm. Mục đích của việc tuyên bố này là để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dừa và thu hút nhiều đầu tư hơn nhằm cải thiện đời sống cho các nhà trồng dừa.Ngày 2/9 là ngày dừa thế giới. Mỗi năm, các nước thành viên APCC tổ chức “Ngày dừa” hoặc Tuần lễ dừa như một ngày lễ kỷ niệm để xúc tiến các hoạt động có liên quan đến nền công nghiệp dừa như trồng và trồng lại dừa, phân phối dừa giống, tổ chức lễ hội và hội chợ thương mại dừa, hội nghị chuyên đề và hội thảo về dừa cùng nhiều hoạt động đào tạo khác.Các hoạt động tổ chức ngày lễ nhằm tán dương những ưu điểm của các sản phẩm dừa và nâng cao sản xuất, năng suất và lượng tiêu thụ các sản phẩm dừa trong nước và trên toàn quốc tế. 


- Hội Nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 47, được tổ chức tại khách sạn hoàng gia Queen Park, Bangkok, Thái Lantừ ngày 25-28/01/2011. Hiệp hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương thường tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng vào cuối tháng 11 mỗi năm. Tuy nhiên, Hội nghị lần này lại được dời đến cuối tháng 01/2011 mới tổ chức bởi vì Chính phủ Thái Lan phải tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm sinh nhật của Quốc Vương diễn ra vào tháng 12/2010. Mặt khác, trong năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thái Lan cũng đã tổ chức Hội nghị kỹ thuật dừa APCC ở Samui Island từ 04 - 08/7/2010.

Hội Nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 47, có 51 đại diện từ các nước thành viên APCC bao gồm Elijah Doro Muala, Bộ trưởng Bộ thương mại, công nghiệp, lao động và nhập cư, quần đảo Solomon và các quan chức chính phủ cấp cao từ các nước thành viên APCC, các quan sát viên trong Ban thư kí của Cộng đồng Thái bình dương (SPC), giải pháp bền vững Rainbow (RSS), Hà Lan cũng đã tham dự hội nghị này. Trong Hội Nghị đã xác định tiêu chuẩn chất lượng APCC của 15 sản phẩm từ dừa được sử dụng để tham khảo từ các nước thành viên trong việc đánh gía tiêu chuẩn quốc gia. Hội nghị cũng thảo luận về chủ đề, phạm vi, khu vực cho Hội nghị về kĩ thuật dừa lần thứ 45 vào năm 2012. Hội nghị về kĩ thuật dừa lần thứ 45 có thể sẽ được tổ chức ở Ấn Độ hoặc Sri Lanka. Tương tự, Hội nghị cũng đã xác định việc thực hiện của Hội thảo đào tạo quốc tế APCC  về “Chế biến chỉ xơ dừa và nâng cao giá trị các sản phẩm làm từ dừa sẽ được tổ chức ở Sri Lanka; và Hội thảo đào tạo quốc tế APCC  về nâng cao giá trị sản phẩm dừa được dự kiến tổ chức tại Philippines. Chương trình tư vấn về dịch bệnh héo lá Phytoplasma/Wilt trên cây dừa được tổ chức tại Viện nghiên cứu dừa ở Sri Lanka cũng đã được xác định.

Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 47 đã phát hành ấn phẩm APCC về tiêu chuẩn chất lượng hài hoà các sản phẩm dừa khác nhau và được các nước thành viên sử dụng làm tài liệu tham khảo hoặc tài liệu hướng dẫn nhằm xây dựng nên tiêu chuẩn riêng của từng quốc gia. Nhằm bổ sung cho ấn phẩm “Mật mã và tiêu chuẩn APCC cho sản phẩm nước dừa” đã được Ban thư kí xuất bản vào giữa năm 1990, ấn phẩm này đã được các chuyên gia công nghệ thực phẩm từ Philippines, Indonesia, Sri Lanka và Úc chuẩn bị và được Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc (UNIDO) tại Vienna, Úc tài trợ. Để có được chỗ đứng trong thị trường xuất khẩu, các nước thành viên nên sử dụng bảng tóm tắt của APCC về tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm dừa khác nhau làm tài liệu tham khảo hoặc tài liệu hướng dẫn. Tầm quan trọng của những tiêu chuẩn chất lượng này không chỉ được xem là an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng, mà còn thúc đẩy những hoạt động công bằng trong thương mại quốc tế nhằm bảo đảm tính minh bạch và thông tin cho người tiêu dùng. Phát biểu của Giám đốc điều hành APCC- ROMULO. ARANCON: “Chúng tôi mong đợi chính phủ các nước thành viên APCC chưa có tiêu chuẩn chất lượng quốc gia về các sản phẩm dừa đa dạng sẽ chủ động xây dựng tiêu chuẩn này. Chúng tôi cũng chú ý đến các nước xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm dừa cần nên tuân thủ các qui định của CODEX theo thiêu chuẩn thực phẩm FAO/WHO và Hiệp định GATT/WTO. Chúng tôi nhận thấy rằng những bước tiếp theo cũng cần nổ lực duy trì nhằm đạt được các yêu cầu của CODEX và Hiệp định GATT/WTO”.

Theo quyết định chính thức của Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 47, Tonga trở thành thành viên mới của APCC. Theo báo cáo, kim ngạch xuất khẩu dừa tại nước này được xếp vào vị trí thứ 5 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tổng diện tích sản xuất ước khoảng 474 km2 với khoảng 3,9 triệu cây dừa và hàng năm sản xuất 99 triệu trái dừa.

 - Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 48,được tổ chức từ ngày 28/11 – 01/12/2011 tại Quần đảo Solomon vừa thông qua thành viên liên kết của Chính phủ Kenya với APCC.Kenya là nước nằm ở miền Đông Châu Phi, phía Nam giáp Tanzania, phía Tây giáp Uganda, phía Tây Bắc giáp miền Nam Sudan, phía Bắc giáp Ethiopia và phía Đông Bắc giáp Somalia. Kenya có diện tích đất là 580.000 km2 với gần 41 triệu dân sinh sống. Nước này có khí hậu ấm và ẩm ướt nằm dọc theo bờ biển Ấn Độ dương.Hiện nước này có khoảng 7,4 triệu cây dừa với tiềm năng kinh tế đạt khoảng 280 triệu USD.Chính phủ quần đảo Solomon tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 48 “Sự kiện này sẽ được tổ chức cùng lúc với quá trình thực hiện kế hoạch cải cách và tiến bộ của Liên minh Chính phủ (NCRA) để cùng làm việc với các nhà nông, những nhà chế biến và các nhà xuất khẩu sản phẩm dừa nhằm làm sống lại ngành dừa tại quần đảo Solomon”.

Theo các điều khoản của Hiệp ước thành lập APCC và quyết định của Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 47 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan đã thống nhất Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 49 sẽ được tổ chức tại Việt Nam.

Thành viên tiêu biểu

Thăm dò ý kiến

Theo bạn sản phẩm dừa Bến Tre hiện như thế nào?

Đăng ký nhận email

Nhập email của bạn để nhận thông tin từ Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Hủy đăng ký

Thống kê truy cập

Số người trực tuyến: 10
Lượt truy cập: 50
Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Tầng 18, Tòa nhà Indochiana Park Tower. Số 4, Đường Nguyễn Đình Chiều, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Việt Nam
0903 392 782 - (08) 3510 0246
Trang thông tin thuộc Hiệp hội Dừa Việt Nam. Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website.
Thiết kế bởi : Viễn Nam
Địa chỉ: 347/28 Lê Văn Thọ, Phường 09, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 62954528 - 6257 6674 - 6257 6739 - Website: www.viennam.com