VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU

Địa chỉ : 171-175 Đại lộ Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 Điện thoại : (08) 38297336/ 38243526 Fax : 84 8 38243528 Email : ioop@ioop.org.vn Website : www.ioop.org.vn

VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU 

Trụ sở chính : 171-175 Đại lộ Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Tiến sỹ LÊ CÔNG NÔNG - Viện trưởng


Điện thọai : 08 38297336/ 38243526

Fax : 84 8 38243528

Website : www.ioop.org.vn 

Email : ioop@ioop.org.vn 

Cách đây 32 năm, ngày 17.07. 1980 Trung tâm nghiên cứu Dầu và cây có dầu, nay là Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (Research Institute for Oil and Oil Plants - IOOP) đã được thành lập. Lúc đó Trung tâm là một đơn vị nghiên cứu khoa học chỉ gồm 02 bộ môn : Nông sinh học và Hóa chế biến – Phân tích, trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam.

Tháng 09.1981 Trung tâm được chuyển về Bộ Công nghiệp Thực phẩm, do Liên hiệp các Xí nghiệp Dầu thực vật Việt Nam quản lý. Với quy mô phát triển ngày càng mở rộng, tháng 02.1987 Bộ Công nghiệp Thực phẩm chuyển Trung tâm thành một Viện nghiên cứu chuyên đề với tên gọi “ Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu”.

Tới tháng 07.1989, theo quyết định của Bộ chủ quản lúc đó là Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp Thực phẩm Viện có tên mới là “Viện nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu Mỹ phẩm” với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển nguyên liệu Dầu thực vật (DTV), nghiên cứu thử nghiệm công nghệ chế biến dầu và sản phẩm từ dầu, thông tin đào tạo phục vụ sản xuất chế biến của một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước là ngành Dầu thực vật.

Từ tháng 01.1992 Viện được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ, Trong năm đó, cùng với sự sắp xếp tổ chức lại ngành Dầu thực vật Việt Nam, Bộ Công nghiệp nhẹ đã có những định hướng phát triển mạnh mẽ đối với Viện, nhằm làm cho Viện có điều kiện đảm nhận những nhiệm vụ to lớn hơn. Kể từ năm 2003, Viện chính thức trở thành Viện trực thuộc Bộ Công nghiệp.

Sau 32 năm họat động, đến nay Viện đã có 04 bộ môn nghiên cứu về Nông sinh học và Công nghệ chế biến gồm bộ môn Cây có dầu ngắn ngày, bộ môn Cây có dầu dài ngày, bộ môn Công nghệ sinh học, bộ môn Công nghệ dầu béo và Phân tích; Viện còn có 01 phòng thí nghiệm phân tích tổng hợp, 01 phòng thí nghiệm công nghệ nuôi cấy mô và phôi. Viện hiện có 04 phòng thực hiện chức năng quản lý, đó là phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế họach – Hợp tác Quốc tế, phòng Tài chính – Kế tóan. Ngoài ra Viện còn có 03 Trung tâm trực thuộc làm nhiệm vụ sản xuất thực nghiệm và áp dụng các kết quả nghiên cứu của Viện là: Trung tâm Dừa Đồng Gò, với diện tích 60 ha đặt tại tỉnh Bến Tre, chuyên lai tạo các giống dừa mới, xây dựng mô hình thâm canh, nuôi trồng xen trong vườn dừa và chế biến, đa dạng hóa sản phẩm nhằm gia tăng gía trị của cây dừa, Trung tâm Sản xuất Giống Trảng Bàng, với diện tích 100 ha đất, đặt tại tỉnh Tây Ninh, làm nhiệm vụ sản xuất thực nghiệm các giống cây có dầu ngắn ngày và tinh dầu, Trung tâm Tư vấn Đầu tư - Chuyển giao Công nghệ và Môi trường có nhiệm vụ chuyển giao các kết quả nghiên cứu, xử lý ô nhiểm môi trường sản xuất dầu thực vật. Ngòai ra còn có Trạm thực nghiệm Bình Thạnh.

Đội ngũ cán bộ của Viện từ 30 người trong những năm đầu, có lúc đã phát triển tới khỏang 300 người ở những năm 1987 – 1989 vào thời kỳ Liên hiệp KHSX LIPACO. Hiện nay, với phương châm tinh gọn bộ máy, bố trí hợp lý cán bộ, Viện đã ổn định đội ngũ ở con số gần 100 người, trong đó khỏang 60 cán bộ thuộc cơ cấu thường xuyên, còn hơn 40 người là bộ phận làm việc linh họat và do các đơn vị tự trả lương. Viện có 12 cán bộ có trình độ trên đại học (tiến sĩ và thạc sĩ, 40 kỹ sư nghiên cứu viên lâu năm được đào tạo chuyên sâu về dầu thực vật và các lọai cây có dầu, còn lại là những kỹ thuật viên có tay nghề cùng với các cán bộ làm công tác quản lý.

Trong những năm qua, Viện đã có nhiều đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành dầu thực vật Việt Nam: thực hiện các Dự án cấp Nhà nước về cây dừa, cây lạc, cây vừng và đậu tương, qua đó đã cung cấp nhiều giống cây có dầu có năng suất và chất lượng cao, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến dầu thực vật, nhiều biện pháp kỹ thuật liên quan đến canh tác, bảo vệ thực vật được chuyển giao thành công cho nông dân. Trong lĩnh vực hóa dầu béo, nhiều sản phẩm mới có giá trị cao từ cây có dầu và dầu thực vật đã được nghiên cứu thành công, được thị trường chấp nhận, được các giải thưởng khoa học có gía trị… góp phần quan trọng đưa ngành công nghiệp chế biến dầu và cây có dầu phát triển và hội nhập với thế giới.

Thành viên tiêu biểu

Thăm dò ý kiến

Theo bạn sản phẩm dừa Bến Tre hiện như thế nào?

Đăng ký nhận email

Nhập email của bạn để nhận thông tin từ Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Hủy đăng ký

Thống kê truy cập

Số người trực tuyến: 10
Lượt truy cập: 50
Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Tầng 18, Tòa nhà Indochiana Park Tower. Số 4, Đường Nguyễn Đình Chiều, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Việt Nam
0903 392 782 - (08) 3510 0246
Trang thông tin thuộc Hiệp hội Dừa Việt Nam. Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website.
Thiết kế bởi : Viễn Nam
Địa chỉ: 347/28 Lê Văn Thọ, Phường 09, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 62954528 - 6257 6674 - 6257 6739 - Website: www.viennam.com