THỊ TRƯỜNG CƠM DỪA NẠO SẤY GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM 2014
Thị trường cơm dừa nạo sấy (DC) có xu hướng tăng cao trong 02 năm qua sau khi giá mặt hàng này đạt mức thấp nhất vào tháng 7/2013.
Trong tháng 05/2014, giá cơm dừa nạo sấy dần ổn định và tăng lên 2.748 USD/tấn tại thị trường Philippines, 2.376 USD/tấn đối với thị trường Sri Lanka và Indonesia là 2.408 USD/tấn. Thị trường cơm dừa nạo sấy trước đó cũng có xu hướng tăng giảm như thế. Sau khi sụt giảm xuống còn 1.085 USD/tấn vào tháng 7/2009 thì giá cơm dừa nạo sấy lại tăng lên mức cao nhất được ghi nhận là 3.170 USD/tấn. Mặc dù chu kỳ này được dự đoán xảy ra tương tự với chu kỳ trước nhưng khoảng thời gian tăng giảm giá lại xảy ra trong từng thời điểm khác nhau. Nếu khoảng thời gian của chu kỳ trước xảy ra trong 02 năm thì hiện tại được dự kiến xảy ra lâu hơn; có nghĩa là giá cơm dừa nạo sấy sẽ đạt mức thấp nhất trong khoảng thời gian lâu hơn trước khi giá bắt đầu tăng cao trong một chu kỳ giá mới. Có một vài lý do khiến giá cơm dừa tăng cao trong khoảng thời gian lâu hơn so với chu kỳ trước. Lý do thứ nhất là sự ảnh hưởng của cơn bão Haiyan tại Philippines (nước sản xuất cơm dừa nạo sấy hàng đầu). Để khôi phục lại hoạt động sản xuất cơm dừa nạo sấy thì nước này cần ít nhất 04 – 05 năm hoặc hơn 06 năm để hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Lý do thứ hai là sự canh tranh giữa việc sản xuất cơm dừa nạo sấy với các sản phẩm khác từ dừa trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô. Bởi vì giá các sản phẩm khác từ dừa như dầu dừa và sữa dừa được cải thiện nên nhà sản xuất sẽ đẩy mạnh công suất sản xuất những sản phẩm này; vì thế họ cần nhiều nguyên liệu thô hơn.
Lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy (DC) của Indonesia trong tháng 02/2014 là 11.286 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 20,3 triệu USD. Lượng xuất khẩu DC trong giai đoạn từ tháng 01 – 02/2014 thấp hơn lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước 8% đạt 12.274 tấn. Từ tháng 01 – 5/2014, Philippines xuất khẩu được 40.227 tấn DC, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm trước là 52.589 tấn. Sự sụt giảm như thế là do ảnh hưởng trong 06 tháng sau khi cơn bão Haiyan phá hủy hơn 30 triệu cây dừa tại đất nước này. Ngược lại, từ tháng 01 – 02/2014, lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy tại Sri Lanka lại tăng cao đáng kể khoảng 127%, xuất được 7.146 tấn (cùng kỳ năm trước chỉ xuất được 3.152 tấn DC).
Giá cơm dừa nạo sấy (F.O.B. Colombo) tại Sri Lanka bắt đầu tăng cao kể từ mức giá 1.110 USD/tấn trong tháng 7/2012 và tiếp tục tăng cao tới 2.376 USD/tấn vào tháng 5/2014; có nghĩa là tỷ lệ tăng bình quân hàng tháng đạt khoảng 5%. Giá cơm dừa nạo sấy tại Sri Lanka đạt mức cao nhất từ tháng 8/2013 – 01/2014, cao khoảng 5,6% so với mức giá cơm dừa nạo sấy từ tháng 7/2012 – 8/2013 là 2,73%. Xu thế giá tại Indonesia và Philippines cũng diễn ra tương tự như tại Sri Lanka nhưng Philippines đã nhường vị trí là nước chào giá cơm dừa nạo sấy cao nhất trong 03 nước sản xuất chính cho Sri Lanka vào tháng 8/2013. Trong tháng 6/2013 và 7/2013, cả hai nước Philippines và Sri Lanka đều đưa ra mức giá tương tự tương ứng đạt 1.792 USD/tấn và 1.778 USD/tấn (mức giá của 02 nước chỉ chênh lệch 14 USD/tấn); sau đó khoảng cách giá cơm dừa nạo sấy giữa hai nước đã chênh lệch nhiều hơn, Sri Lanka là 1.720 USD/tấn và Philippines là 1.593 USD/tấn (chênh lệch 127 USD/tấn). Tuy nhiên, sau đó Philippines đã quay trở lại vị trí là nước nước chào giá cơm dừa nạo sấy cao nhất trong 03 nước sản xuất chính vào tháng 02/2014. Giá cơm dừa nạo sấy của nước này trong tháng 02/2014 đạt 2.652 USD/tấn, tăng 15,5% so với mức giá của Sri Lanka là 2.074 USD/tấn. Tại Indonesia, giá cơm dừa nạo sấy đạt mức thấp nhất vào tháng 7/2012, đạt 1.150 USD/tấn và được khôi phục lại vào tháng 4/2013 là 1.519 USD/tấn, sau đó tăng cao lên 2.408 USD/tấn trong tháng 5/2014. Tỷ lệ tăng bình quân trong nửa năm 2014 đạt 5,2% và tăng cao nhất trong giai đoạn từ tháng 9/2013 đến tháng 01/2014 là 9,9%.
Từ tháng 01 – 02/2014, Sri Lanka xuất khẩu cơm dừa nạo sấy sang nhiều thị trường chính tại Trung Đông (đạt 28,7% thị phần) và Châu Âu (37,7%). Thị trường Trung Đông nhập khẩu 2.048 tấn cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka; trong đó Iran là nước nhập khẩu chính với tổng lượng nhập khẩu đạt 640 tấn; theo sau là Ảrập Saudi 544 tấn, U.A.E. 251 tấn và Jordan 163 tấn. Tại thị trường Châu Á, Pakistan là khách mua lớn nhất với 242 tấn DC. Châu Âu là nước nhập khẩu lớn thứ hai cơm dừa nạo sấy từ Sri Lanka, nhập khẩu được 2.696 tấn bao gồm các nước thu mua chính: Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Anh, Ý, Ireland, Hà Lan, Hy Lạp và Bỉ. Ngoài ra, Mỹ, Brazil, Chile, Uruguay, Colombia, Argentina, Mexico, Ai Cập, Nam Phi, Sudan va Úc là những thị trường đang phát triển đối với mặt hàng cơm dừa nạo sấy của Sri Lanka.
Năm 2013, Philippines xuất khẩu được 100.238 tấn cơm dừa nạo sấy (cùng kỳ năm trước xuất được 108.867 tấn). Đây là sản lượng xuất khẩu đạt mức thấp nhất trong vòng 06 năm qua của nước này. Sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Philippines đạt mức cao nhất vào năm 2008 với 142.626 tấn. Từ năm 2007 – 2014, lượng xuất khẩu bình quân cơm dừa nạo sấy hàng năm tại Philippines đạt 118.159 tấn. Hơn nữa, nếu so sánh thì lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy trong giai đoạn từ tháng 01 – 5/2014 vẫn thấp hơn so với lượng xuất khẩu của năm 2011 (61.181 tấn), 2012 (62.537 tấn) và 2013 (52.589 tấn). EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất cơm dừa nạo sấy từ Philippines, đạt 44% thị phần; theo sau là thị trường Bắc Mỹ 30,3% (trong đó Mỹ và Canada là 02 thị trường nhập khẩu chính). Trong 05 năm qua, sản lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy hàng năm từ Philippines sang Mỹ và Canada dao động từ 34.645 – 42.232 tấn, đạt khoảng 1/3 trong tổng lượng xuất khẩu nước này. Thị phần thị trường tại nhiều nước trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương như Úc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc đều đạt 27% trong tổng lượng xuất khẩu cơm dừa nạo sấy của Philippines.